Liên kết tài trợ / スポンサーリンク
Quảng cáo này xuất hiện trên các Blog không cập nhật bài viết trên 1 tháng
Nếu bạn cập nhật bài viết mới thì quảng cáo này sẽ mất đi
上記の広告は1ヶ月以上記事の更新がないブログに表示されます。
新しい記事を書くことでこちらの広告は消えます。
2014/06/18
Cách tiếp khách tại công ty JP
Sau khi được nhận và làm việc tại công ty Nhật, những nhân viên trong công ty sẽ được hướng dẫn những kỹ năng cơ bản để trở thành người nhân viên chính của công ty. Những kỹ năng cơ bản nhưng cũng rất quan trọng trong công ty bao gồm:

1. Hướng dẫn khách:
1.1. Lên xuống cầu thang:
Khi lên cầu thang khách hàng sẽ bước lên trước, nhân viên phải đi phía sau. Nhưng ngược lại, khi xuống cầu thang nhân viên phải bước xuống trước, khách hàng đi phía sau.

1.2. Trong hành lang:
Phải đi trước khách, cách một đoạn nhưng phải so le với khách, không đi ngay trước mặt khách, tránh che tầm nhìn của khách. Thêm vào đó, thỉnh thoảng ngoái lại phía sau xác nhận, xem bước đi của khách để điều chỉnh nhịp độ cho phù hợp.

Khi đến chỗ quẹo của hành lanh nhân viên phải dừng lại và quay lại phía sau và thưa với khách 「こちらに参ります。」( xin đi hướng này ạ), đồng thời dùng hai tay mời khách theo hướng phải quẹo.

2. Cách mở cửa phòng cho khách:
Dùng tay trái mở cửa, đồng thời nói với khách một cách nhã nhặn 「どうぞ」(Xin mời (ông/bà) vào ). Và sau khi khách bước vào phòng, dùng tay phải đóng cửa lại.
Khi khách về thì dùng tay trái mở cửa và đứng giữ cửa cho đến khi khách ra khỏi phòng mới đóng cửa lại.

3. Cách mời trà:
- Sau khi gõ cửa, lịch sự nói「失礼いたします」(tôi xin phép) mới bước vào phòng.
- Nhẹ nhàng đặt khay đựng tách trà phía dưới chân bàn (trường hợp bàn thấp kiểu Nhật).

- Dùng cả hai tay để nâng chén (tách) trà.
- Nhỏ nhẹ nói với khách「どうぞ」(xin mời), đồng thời dùng tay phải nâng tách trà. Điều quan trọng là phải quay mặt có hoa văn về phía khách (trường hợp không dùng tay phải được thì dùng tay trái cầm tách trà cũng được nhưng phải nói 「こちらから失礼します」- xin thứ lỗi).

- Úp ngược khay đựng trà và ôm trước ngực, một cách nhẹ nhàng đi lui ra ngoài, đồng thời gật đầu cúi chào và nói「失礼いたしました」.
- Nếu câu chuyện kéo dài, phải pha thêm trà mới và mang ra thay cho phần trà cũ đã vơi đi.
- Sau khi tiễn khách ra về, không quên quay trở lại phòng khách để dọn dẹp chén tách.
1. Hướng dẫn khách:
1.1. Lên xuống cầu thang:
Khi lên cầu thang khách hàng sẽ bước lên trước, nhân viên phải đi phía sau. Nhưng ngược lại, khi xuống cầu thang nhân viên phải bước xuống trước, khách hàng đi phía sau.

1.2. Trong hành lang:
Phải đi trước khách, cách một đoạn nhưng phải so le với khách, không đi ngay trước mặt khách, tránh che tầm nhìn của khách. Thêm vào đó, thỉnh thoảng ngoái lại phía sau xác nhận, xem bước đi của khách để điều chỉnh nhịp độ cho phù hợp.

Khi đến chỗ quẹo của hành lanh nhân viên phải dừng lại và quay lại phía sau và thưa với khách 「こちらに参ります。」( xin đi hướng này ạ), đồng thời dùng hai tay mời khách theo hướng phải quẹo.

2. Cách mở cửa phòng cho khách:
Dùng tay trái mở cửa, đồng thời nói với khách một cách nhã nhặn 「どうぞ」(Xin mời (ông/bà) vào ). Và sau khi khách bước vào phòng, dùng tay phải đóng cửa lại.
Khi khách về thì dùng tay trái mở cửa và đứng giữ cửa cho đến khi khách ra khỏi phòng mới đóng cửa lại.

3. Cách mời trà:
- Sau khi gõ cửa, lịch sự nói「失礼いたします」(tôi xin phép) mới bước vào phòng.
- Nhẹ nhàng đặt khay đựng tách trà phía dưới chân bàn (trường hợp bàn thấp kiểu Nhật).

- Dùng cả hai tay để nâng chén (tách) trà.
- Nhỏ nhẹ nói với khách「どうぞ」(xin mời), đồng thời dùng tay phải nâng tách trà. Điều quan trọng là phải quay mặt có hoa văn về phía khách (trường hợp không dùng tay phải được thì dùng tay trái cầm tách trà cũng được nhưng phải nói 「こちらから失礼します」- xin thứ lỗi).

- Úp ngược khay đựng trà và ôm trước ngực, một cách nhẹ nhàng đi lui ra ngoài, đồng thời gật đầu cúi chào và nói「失礼いたしました」.
- Nếu câu chuyện kéo dài, phải pha thêm trà mới và mang ra thay cho phần trà cũ đã vơi đi.
- Sau khi tiễn khách ra về, không quên quay trở lại phòng khách để dọn dẹp chén tách.
2014/05/20
Dấu X của sự từ chối
Dấu X của sự từ chối

Ký hiệu X được sử dụng cả trong và ngoài nước Nhật một cách thông dụng nhằm chỉ một câu trả lời sai, hay để tắt một cửa sổ trên máy tính của bạn. Nhưng có lẽ không nơi đâu trên thế giới lại ưa thích bộ kí hiệu X (“batsu”) và O (“maru”) như ở Nhật Bản.
Ký hiệu X đi sâu vào đời sống của người Nhật tới mức khi họ muốn thể hiện rằng một thứ gì đó là không tốt, họ sẽ ra dấu X bằng cách bắt chéo hai ngón tay hoặc hai cánh tay vào nhau. Thậm chí nếu bạn để ý tới tay cầm máy PlayStation ở Nhật, bạn sẽ thấy hai núi X và O có ý nghĩa ngược nhau hoàn toàn với các sản phẩm tương tự ở Mỹ và châu Âu, với núi O thực hiện lệnh “đồng ý” và núi X thực hiện lệnh “quay lại” hoặc “hủy bỏ.”
Nhật Bản-Tinh hoa của Cái đẹp và Nghệ thuật

Ký hiệu X được sử dụng cả trong và ngoài nước Nhật một cách thông dụng nhằm chỉ một câu trả lời sai, hay để tắt một cửa sổ trên máy tính của bạn. Nhưng có lẽ không nơi đâu trên thế giới lại ưa thích bộ kí hiệu X (“batsu”) và O (“maru”) như ở Nhật Bản.
Ký hiệu X đi sâu vào đời sống của người Nhật tới mức khi họ muốn thể hiện rằng một thứ gì đó là không tốt, họ sẽ ra dấu X bằng cách bắt chéo hai ngón tay hoặc hai cánh tay vào nhau. Thậm chí nếu bạn để ý tới tay cầm máy PlayStation ở Nhật, bạn sẽ thấy hai núi X và O có ý nghĩa ngược nhau hoàn toàn với các sản phẩm tương tự ở Mỹ và châu Âu, với núi O thực hiện lệnh “đồng ý” và núi X thực hiện lệnh “quay lại” hoặc “hủy bỏ.”
Nhật Bản-Tinh hoa của Cái đẹp và Nghệ thuật
2014/03/19
Đấu võ thuật thời Trung cổ
Nhật Bản phục dựng các trận đấu võ thuật thời Trung cổ
Việc phục dựng lại những trận đấu võ thuật thời Trung cổ ở Nhật Bản đã giúp nhiều người có cơ hội tìm hiểu về các cuộc chiến trong qua khứ.
Hoạt động này đã được khởi xướng từ châu Âu và ngày càng lan rộng trên khắp thế giới. Trong một võ đường tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, một chương trình tái diễn các cuộc đấu lịch sử đã thu hút hàng nghìn khán giả tới cổ vũ. Không chỉ mang lại những hình dung cho người xem về võ thuật thời xa xưa mà chương trình còn giúp khán giả trực tiếp chiêm ngưỡng các bộ áo giáp, vũ khí đã được sử dụng từ hàng trăm năm trước đây.

Đấu trường Ryogoku Kokugikan.
Võ đường ở các chương trình tái diễn lại những cuộc chiến thời Trung cổ của Nhật Bản giống một sân khấu hơn là một đấu trường, bởi họ đến đây để trực tiếp tìm hiểu về võ thuật thời Trung cổ. Đồng thời, muốn tận mắt nhìn ngắm phong thái, diện mạo và tạo hình của những người lính xưa kia khi họ tham gia các trận đánh.
Ban tổ chức của chương trình gồm: những võ sĩ, võ sư và võ sinh và một số nhà nghiên cứu văn hóa ở độ tuổi từ 25 - 35. Nhiều phương tiện biểu diễn không được lưu hành ở Nhật Bản. Ví dụ, họ đã phải sử dụng những thanh thép để mô phỏng thay cho kiếm.
Bên cạnh võ thuật Nhật Bản, những trận đấu thời Trung cổ của châu Âu, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác cũng là một nội dung được khán giả quan tâm trong mỗi một chương trình. Gắn với các trận đấu là những câu chuyện lịch sử đã tạo ra đổi thay trong xã hội và còn ảnh hưởng tới tận ngày nay.
Theo VTV
Việc phục dựng lại những trận đấu võ thuật thời Trung cổ ở Nhật Bản đã giúp nhiều người có cơ hội tìm hiểu về các cuộc chiến trong qua khứ.
Hoạt động này đã được khởi xướng từ châu Âu và ngày càng lan rộng trên khắp thế giới. Trong một võ đường tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, một chương trình tái diễn các cuộc đấu lịch sử đã thu hút hàng nghìn khán giả tới cổ vũ. Không chỉ mang lại những hình dung cho người xem về võ thuật thời xa xưa mà chương trình còn giúp khán giả trực tiếp chiêm ngưỡng các bộ áo giáp, vũ khí đã được sử dụng từ hàng trăm năm trước đây.

Đấu trường Ryogoku Kokugikan.
Võ đường ở các chương trình tái diễn lại những cuộc chiến thời Trung cổ của Nhật Bản giống một sân khấu hơn là một đấu trường, bởi họ đến đây để trực tiếp tìm hiểu về võ thuật thời Trung cổ. Đồng thời, muốn tận mắt nhìn ngắm phong thái, diện mạo và tạo hình của những người lính xưa kia khi họ tham gia các trận đánh.
Ban tổ chức của chương trình gồm: những võ sĩ, võ sư và võ sinh và một số nhà nghiên cứu văn hóa ở độ tuổi từ 25 - 35. Nhiều phương tiện biểu diễn không được lưu hành ở Nhật Bản. Ví dụ, họ đã phải sử dụng những thanh thép để mô phỏng thay cho kiếm.
Bên cạnh võ thuật Nhật Bản, những trận đấu thời Trung cổ của châu Âu, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác cũng là một nội dung được khán giả quan tâm trong mỗi một chương trình. Gắn với các trận đấu là những câu chuyện lịch sử đã tạo ra đổi thay trong xã hội và còn ảnh hưởng tới tận ngày nay.
Theo VTV
2014/03/15
“Sáng lập văn hóa Tokyo”
Nhật Bản tiết lộ dự án “Sáng lập văn hóa Tokyo”
Chính quyền thành phố Tokyo của Nhật Bản vừa tiết lộ Dự án “Sáng lập văn hóa Tokyo” tổ chức các sự kiện nghệ thuật vào tháng Hai và tháng Ba tới nhằm biến Tokyo thành một trong những nơi có tầm quan trọng trong thế giới nghệ thuật.
Dự án do thành phố Tokyo hợp tác với Quỹ tài trợ cho Lịch sử và Văn hóa, nhiều hội nghệ thuật và các hiệp hội không có mục đích sinh lợi nhằm huy động với số lượng lớn những người có khả năng giúp tiếp cận nghệ thuật, đặc biệt là giúp đỡ trẻ em và thanh niên.
Dự án này gồm ba sự kiện chính, trong đó sự kiện đầu tiên sẽ bắt đầu diễn ra vào ngày 10/2 và kéo dài trong 15 ngày. Dự án “Tự nhiên biết bao” đề xuất việc tổ chức một loạt các cuộc triển lãm, chiếu phim, các buổi trình diễn, hội nghị và thảo luận trong khuôn khổ Liên hoan Nghệ thuật và Những tầm nhìn thay thế 2012.
Ngoài ra, dự án này cũng đề xuất việc trình chiếu lần đầu tiên bộ phim mới của đạo diễn Jonas Mekas cũng như việc tổ chức The Eye Walker, một sự kiện nghệ thuật tập trung vào công nghệ đo tầm nhìn.
Theo Vietnam+
Chính quyền thành phố Tokyo của Nhật Bản vừa tiết lộ Dự án “Sáng lập văn hóa Tokyo” tổ chức các sự kiện nghệ thuật vào tháng Hai và tháng Ba tới nhằm biến Tokyo thành một trong những nơi có tầm quan trọng trong thế giới nghệ thuật.
Dự án do thành phố Tokyo hợp tác với Quỹ tài trợ cho Lịch sử và Văn hóa, nhiều hội nghệ thuật và các hiệp hội không có mục đích sinh lợi nhằm huy động với số lượng lớn những người có khả năng giúp tiếp cận nghệ thuật, đặc biệt là giúp đỡ trẻ em và thanh niên.
Dự án này gồm ba sự kiện chính, trong đó sự kiện đầu tiên sẽ bắt đầu diễn ra vào ngày 10/2 và kéo dài trong 15 ngày. Dự án “Tự nhiên biết bao” đề xuất việc tổ chức một loạt các cuộc triển lãm, chiếu phim, các buổi trình diễn, hội nghị và thảo luận trong khuôn khổ Liên hoan Nghệ thuật và Những tầm nhìn thay thế 2012.
Ngoài ra, dự án này cũng đề xuất việc trình chiếu lần đầu tiên bộ phim mới của đạo diễn Jonas Mekas cũng như việc tổ chức The Eye Walker, một sự kiện nghệ thuật tập trung vào công nghệ đo tầm nhìn.
Theo Vietnam+