Liên kết tài trợ / スポンサーリンク


Quảng cáo này xuất hiện trên các Blog không cập nhật bài viết trên 1 tháng
Nếu bạn cập nhật bài viết mới thì quảng cáo này sẽ mất đi

上記の広告は1ヶ月以上記事の更新がないブログに表示されます。
新しい記事を書くことでこちらの広告は消えます。
  

Posted by vietnhat at

2014/10/17

Làm việc tại công ty Nhật - 2

Làm việc tại công ty Nhật Bản – Điểm thuận lợi



Những năm gần đây, việc làm tại công ty Nhật ngày càng được chú ý bởi ngày càng đông các công ty Nhật đầu tư vào Việt Nam, và con số đó được ước tính ngày càng tăng trong vài năm tới. Tỉ lệ thuận với con số này là số lượng học viên học tiếng Nhật với mục tiêu làm việc tại công ty Nhật cũng tăng theo. Để có một việc làm tốt tại công ty Nhật, nhiều người có ý định đầu tư vào việc học tiếng Nhật tại các trường Nhật ngữ hoặc thi vào khoa tiếng Nhật tại các trường Đại học mặc dù học phí học tiếng Nhật không phải là rẻ.

Câu hỏi được đặt ra “Vì sao việc làm tại công ty Nhật thu hút nhiều người Việt đến vậy?” 3 Lý do được nêu ra đó là: “Mức lương”, “Môi trường làm việc”, và “Yêu thích văn hóa, tập quán của Nhật”.

Trước tiên về “mức lương”: nếu so sánh về mức lương giữa công ty Nhật Bản với công ty Việt và công ty nước ngoài khác sẽ thấy sự khác biệt sau, với cùng độ tuổi, cùng chức vụ và cùng nội dung công việc nhưng mức lương của người lao động tại công ty Nhật cao hơn so với mức lương của lao động tại công ty trong nước và cả công ty đầu tư nước ngoài khác. Ngoài mức Lương, các quyền lợi của người lao động tại công ty Nhật Bản luôn được xem trọng ví dụ như thang bảng lương nhân viên luôn được thực hiện đúng luật định, thường có chế độ xét tăng lương định kì. Thêm vào đó, chế độ xét khen thưởng, tăng lương đối với nhân viên mới tại công ty Nhật cũng được xem xét dựa trên thực lực, thành tích và năng lực đối tượng có thể đóng góp cho công ty trong tương lai. Đây cũng được xem là điểm tốt của công ty Nhật.

Kế đến là “môi trường làm việc”: thời gian trước tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chính trong công ty, nhưng gần đây càng nhiều công ty Nhật dùng tiếng Nhật làm ngôn ngữ chính giao tiếp chính. Vì vậy, có thể nói lý do đầu tiên người Việt chọn công ty Nhật là nơi làm việc vì ở đó có thể sử dụng tiếng Nhật mà bản thân đã và đang nỗ lực cố gắng học tập, và đó cũng là môi trường tốt để vừa đút kết kinh nghiệm chuyên môn vừa trao dồi khả năng tiếng Nhật. Một điểm nữa là, người Nhật được cho là nghiêm khắc và luôn có tác phong trong công việc, và công việc dẫu có khó khăn đến mấy cũng không từ bỏ giữa chừng mà luôn cố gắng đến cùng. Người Nhật và công ty Nhật được đánh giá cao về tính chuyên nghiệp và tính kiên trì nhẫn nại nên sẽ là môi trường tuyệt vời và phù hợp với nguyện vọng của các bạn trẻ VN ngày nay muốn làm việc và trưởng thành trong môi trường mang tính chuyên nghiệp, thử thách.

Công ty Nhật luôn xem trọng mối quan hệ thân tín giữa công ty và người lao động, xem trọng sự nhận xét đánh giá từ xã hội nên họ luôn luôn tuân thủ pháp luật, tạo điều kiện và môi trường lao động an toàn nên có thể nói người lao động làm việc tại công ty Nhật thường không có sự bất mãn về vấn đề này, và an tâm làm việc lâu dài với công ty. Ngoài ra, cũng có công ty nhằm động viên khích lệ các nhân viên làm việc lâu năm bằng cách tồ chức du lịch Nhật Bản khi công ty đạt được mục tiêu, dự án đã đề ra.

Sau cùng là về “văn hóa, tập quán Nhật Bản” : giữa Việt Nam và Nhật Bản có nhiều nét tương đồng về văn hóa, tập quán, ví dụ như kính trọng người lớn và ngược lại người lớn cũng nhã nhặn, khiêm nhường với người nhỏ, về điểm này người Việt rất dễ thích nghi với văn hóa, tập quán của Nhật. Ấn tượng khi nghĩ đến người Nhật là ôn hòa, luôn giải quyết vấn đề theo hướng ôn hòa, luôn tôn trọng đối phương và luôn có nhã ý, nên xét nghĩ khi người Việt làm tại công ty Nhật thì về mặt văn hóa hoàn toàn không là vấn đề to tát, được đối xử thân thiệt và không có hành vi thô lỗ. Người Việt trước giờ được biết là làm việc cá nhân rất tốt, nhưng gần đây người Việt quan tâm đến hình thức làm việc nhóm, tập thể, điểm rất đặc trưng tại công ty Nhật, nên đây cũng là điểm thu hút của công ty Nhật.

Như vậy, đối với người Việt mà nói làm việc tại công ty Nhật có nhiều điểm thuận lợi tuy nhiên không hẳn môi trường và điều kiện làm việc luôn được đáp ứng tuyệt đối theo yêu cầu của người lao động.

Gần đây, khi phỏng vấn ứng viên tiếng Nhật, nhà tuyển dụng thường đặt câu hỏi là “ Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty Nhật? ”, và câu trả lời đa phần là: “Tôi muốn học tập và trao dồi tiếng Nhật hơn nữa” hoặc “ Tôi muốn học cách làm việc của người Nhật”. Dù sao đi chăng nữa, nói cho cùng công ty không phải là trường học, bạn thử suy nghĩ theo cách là sẽ vận dụng, phát huy tối đa kỹ năng mình có được để cống hiến, góp phần vào thành tích của công ty, hoặc công việc hiện tại chưa phát huy được hết năng lực mà bản thân mong muốn nên muốn tìm kiếm công việc mới có thể phát triển kỹ năng và có cơ hội thăng tiến chẳng hạn, thì chắc chắn một điều là nhà tuyển dụng sẽ có cách nhìn tốt hơn về bạn.

  


Posted by nhatban at 13:34Comments(0)Việc làm

2014/07/02

Làm việc tại công ty Nhật - 1

Kinh nghiệm làm việc trong công ty Nhật Bản, làm việc với người Nhật

Không ít ứng viên mong muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp như tại các công ty Nhật Bản. Thế nhưng để được tuyển dụng và làm việc lâu dài không hề đơn giản.



Người Nhật Bản mang những nét tính cách rất đặc trưng như

- Tính cách khá giống nhau. Bởi vì họ được giáo dục đào tạo bài bản, dân tộc của họ là dân tộc thuần chủng . Họ được giáo dục về tính tự tôn dân tộc rất cao.

- Tô sùng quan hệ cả hai bên cùng có lợi .

- Làm cái gì cũng phải có kế hoạch và lịch trình cụ thể . Ngay cả lịch trình cho cá nhân cũng rất chi tiết và cụ thể

- Sòng phẳng không muốn nợ ai cái gì cả.

- Rất tinh ý trong đánh giá và nhận xét . Người Nhật là bậc thầy trong việc chọn đối tác và trong đánh giá đối tác .

- Tuân thủ nghiêm chỉnh qui định tại nơi họ làm việc

- Họ luôn muốn nhìn thấy sự tiến bộ của nhân viên cấp dưới có thể xuất phát điểm của bạn thấp nhưng nếu bạn tiến bộ nhanh và sự tiến bộ ấy do tiếp thu những góp ý của người Nhật thì họ rất hài lòng.

- Rất ý thức được việc gì là công việc họ phải làm . Ý thức rõ trách nhiệm và phạm vi công việc

- Sợ làm phiền đến người khác. Nên trước khi làm bất kì việc gì có tác động đến người khác họ thường xin lỗi trước.

Vậy kinh nghiệm giao tiếp với người Nhật Bản như thế nào cho đúng?

- Mình cũng nên sòng phẳng, đứng trên quan điểm cả 2 bên cùng có lợi thì làm việc với họ rất dễ

- Có thể xuất phát điểm của mình không tốt lắm nhưng chỉ cần cố gắng là những cố gắng sẽ được sếp ghi nhận . Không nên dấu dốt

- Người Nhật rất lịch sự trong giao tiếp, họ biết đâu là công việc mình cần phải làm . Khi giao tiếp với ngườ Nhật hãy mang thái độ nghiêm chỉnh nhé.

-Tôn trọng các quy chuẩn mà người Nhật đặt ra. Một nguyên tắc vàng trong ứng xử với người Nhật.

- Luôn luôn thể hiện mình là người dưới với các đối tác Nhật (cho dù họ cần mình hay mình cần họ), cần phải vô cùng khiêm tốn khi làm việc với Người Nhật

- Người Nhật ưa sự chính xác nên khi nói chuyện với họ không được nói đoán, nói đùa, không được dịch bừa mà phải cực kỳ chính xác và đúng sự thật, nếu không hiểu thì đừng "đoán mò".

Nắm được những điều trên bạn có thể dễ dàng xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt các nhà quản lý Nhật Bản.

St

Đọc thêm
Làm việc tại công ty Nhật - 2
  


Posted by nhatban at 10:45Comments(0)Việc làm

2014/07/01

Điều hay của người Nhật

CÚI NHƯNG KHÔNG THẤP

Cái nghiêng mình quen thuộc khi người Nhật chào khách.
Ở đất nước mặt trời mọc, hình ảnh nghiêng gập người cúi chào thể hiện cả một nền văn hóa Nhật Bản: Cúi nhưng không hạ mình. Sự nhún nhường chỉ làm tăng thêm sự nể trọng của người đối diện.

Trên các chuyến bay của hãng hàng không Japan Airlines, nụ cười luôn nở trên môi các tiếp viên. Họ sẵn sàng ngồi, chính xác là “quỳ xuống”, giúp khách sửa tư thế của đôi chân tê mỏi. Họ niềm nở, vui vẻ tiếp nhận yêu cầu của hành khách khó tính nhất. Không phải chất lượng máy bay khiến hành khách hài lòng mà chính cách phục vụ của tiếp viên khiến mọi người nghĩ tốt về người Nhật. Chỉ vài phút khởi hành muộn, toàn bộ nhân viên phục vụ mặt đất và tiếp viên, phi công dàn thành hàng ngang, cúi rạp người xin lỗi khách.



Họ thật sự đã thành công khi để lại ấn tượng sâu sắc về một nước Nhật vô cùng hiếu khách và nghệ thuật giao tiếp tuyệt vời.

TRUNG THỰC:

Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các tài xế sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.

Sự trung thực của người Nhật in đậm nét ở những “mini shop không người bán” tại Osaka.

Hệ thống tự tính tiền tại siêu thị Nhật, người mua tự phục vụ, tự scan mã vạch, tự trả tiền.

Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh cho người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản.
Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách. Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt” gần như đã biến mất trong từ điển.

Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.

"NO NOISE" - KHÔNG ỒN


Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn một hòn đảo nhân tạo để làm phi trường rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.

Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa quảng cáo, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.

NHÂN BẢN

Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn “để phần” 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.

BÌNH ĐẲNG:

Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.

Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, công chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.

Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên nào. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.

Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già vẫn hưởng đầy đủ lương hưu.

Nội trợ là một nghề và vẫn được hưởng lương hưu

Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.

Cúi nhưng không thấp: Ở đất nước mặt trời mọc, mọi người đều hiểu sâu sắc lý do khiến nước Nhật tan hoang sau chiến tranh thế giới thứ II, bật dậy mạnh mẽ trở thành cường quốc khiến cả thế giới phải nghiêng mình.  


Posted by nhatban at 11:41Comments(0)Đời sống

2014/06/27

Thất bại và Sự ngụy biện

Trong cuộc sống, ai trong số chúng ta cũng khó tránh khỏi một lần thất bại. Nhưng mỗi người lại có cách hành động khác nhau sau thất bại ấy. Bạn là người dám đối mặt với sự thật rằng mình đã sai và sẵn sàng sửa lỗi? Hay bạn là người cảm thấy xấu hổ nếu đó là thất bại, cố tình che giấu điều đó bằng những ngụy biện?

Cách nghĩ về sự thất bại

Mỗi đất nước hay mỗi người lại có những cách nghĩ khác nhau về sự thất bại. Tuy nhiên, với người Nhật, việc đầu tiên là nhận lỗi. Họ cho rằng không hối lỗi sau thất bại chính là điều xấu. Quan trọng nhất chính là hành động sau khi thất bại. Tự bản thân bạn nên biết bạn sẽ bị đặt ra những câu hỏi như “ liệu bạn có lặp lại sự sai lầm cũ không?” hay “ sẽ lại nguy biện cho điều đó không?”.



Cách suy nghĩ về sự thất bại

Tại sao người Nhật lại ghét sự ngụy biện? Người thành công có cách nghĩ như thế này: “ Thất bại này là do đâu? Làm thế nào để tốt hơn?”. Người ta không bao giờ có những suy nghĩ rằng người thất bại là người bỏ đi, là sẽ bị đuổi việc.



Điều mong muốn nhất chính là sự “ sửa đổi”. Trong việc “sửa đổi” thì cũng cần phải có sự “nghiên cứu”, phân tích nguyên nhân của sự thất bại, nghĩ đến kết quả của nó. Tuy nhiên, nếu bạn không thừa nhận mình sai thì nghiên cứu cũng không thể đúng được. Ở những người luôn ngụy biện rằng nguyên nhân của sự thất bại là do “người khác”, là do “ thể trạng”, nếu không có sự sửa đổi, thì sẽ không có sự trưởng thành. “ Thất bại chính là mẹ thành công”. Hãy thử bỏ đi tính hay ngụy biện của mình xem. Chắc chắn bạn sẽ thấy cuộc đời mình có sự thay đổi đấy.  


Posted by nhatban at 16:33Comments(0)Đời sống

2014/06/27

Tuyển dụng: Giám đốc điều hành

HCM - Văn phòng Mesa 202 Lý Chính Thắng tuyển dụng vị trí Giám đốc điều hành hoạt động nhãn hàng Ootoya (Nhà hàng Nhật Bản) và Mochi Coffee (Café kết hợp với bánh Mochi Sweet hàng đầu của Nhật Bản) - Lương: trên 1,500 USD

Yều cầu: Nam/ Nữ tốt nghiệp Đại học Chuyên ngành Quản trị nhà hàng Khách sạn/ QTKD/ Kinh tế/ Thương mại/ Marketing. Độ tuổi từ 35 - 45 tuổi
Có kinh nghiệm tối thiểu 3 năm tại vị trí Giám đốc trong lĩnh vực nhà hàng/ khách sạn/ thương mại dịch vụ/ Marketing
Đam mê ẩm thực, nhà hàng, khách sạn
Ngoại ngữ: tốt tiếng Nhật và tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết)
Tác phong nhanh nhẹn, chuyên nghiệp, khả năng giao tiếp khéo léo.
Trách nhiệm:
Là nhà lãnh đạo năng động, đam mê ẩm thực, mang đến cho khách hàng của chúng ta những giá trị cao với sự phục vụ thân thiện, nhanh chóng, chính xác trong một môi trường sạch sẽ và an toàn, và món ăn với chất lượng tuyệt hảo. BOM chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh và hoạt động của các thương hiệu

• Cung cấp một trải nghiệm cao cấp và đáng nhớ cho tất cả khách hàng.
• Xây dựng một đội ngũ quản lý tài năng tập trung vào việc thực hiện vững chắc các tiêu chuẩn hoạt động và chuẩn bị thực phẩm.
• Lập kế hoạch và ngân sách cho các thương hiệu.
• Đạt được mục tiêu bán hàng và chi phí mục tiêu.
• Tạo ra một nền văn hóa tập trung vào các tiêu chuẩn thực hiện của thương hiệu đối với sự sạch sẽ và dịch vụ.
• Phát triển tài năng trong tương lai để hỗ trợ sự phát triển của tổ chức.

Hồ sơ gửi về 202 Lý Chính Thắng, Phường 9, Quận 3, Tp. HCM
Email: trinh.tt@mesa.vn
Điện thoại: 0928 703 103

  


Posted by nhatban at 16:31Comments(0)Việc làm

2014/06/27

Tuyển dụng - Kế toán

HCM - Văn phòng Mesa 202 Lý Chính Thắng, tuyển dụng Kế toán chi tiết cho mảng nhà hàng ẩm thực

Yêu cầu: Nữ độ tuổi từ 22 - 25 tuổi (ngoại hình khá) tốt nghiệp đại học/ Cao đẳng chuyên ngành Kế toán (tối thiểu bằng TB Khá đối với Đại học và bằng Khá đối với Cao đẳng)
Kỹ năng Tiếng Anh giao tiếp
Kỹ năng tin học giỏi, đặc biệt là Excel/ biết sử dụng phần mềm Misa.
Nhanh nhẹn, hòa đồng, có khả năng làm việc nhóm

Làm việc giờ hành chính tại Văn phòng. Môi trường làm việc tốt.
Có cơ hội học hỏi và phát triển nghề nghiệp.

Hồ sơ gồm:
1. CV (có đính kèm hình)
2. Văn bằng hoặc bảng điểm

gửi về Email: trinh.tt@mesa.vn
trực tiếp: Ms Trinh - Mesa 202 Lý Chính Thắng, Quận 3

  


Posted by nhatban at 16:30Comments(0)Việc làm

2014/06/27

Tuyển dụng: Nhóm Quản lý

HCM, Quận 1 -- Mesa Plaza - Mochi Cafe (82 Nguyễn Du, Q1 - Gần Nhà thờ Đức Bà) tuyển dụng:

1. Nhóm Quản lý: gồm (Quản lý tiệm Cafe, Trợ lý Quản lý, Trưởng ca)

Yêu cầu: Nam/Nữ độ tuổi từ 27 - 40 tuổi, tốt nghiệp tối thiểu Cao Đẳng, chuyên ngành Quản trị Nhà hàng Khách sạn, QTKD, Marketing, Kinh tế...
Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm tại vị trí tương đương tại các thương hiệu Cafe nổi tiếng
Tiếng Anh tốt (Toeic tối thiểu 550)
Tiếng Nhật tốt (tối thiểu N3)
Khả năng Quản lý và huấn luyện nhân viên.



2. Nhóm làm bánh: Nam/Nữ độ tuổi từ 25 - 35 tuổi, có kỹ năng làm bánh ngọt
Ưu tiên ứng viên từng làm bánh Nhật

3. Nhóm chuyên viên: Sr Barista, Sr Bartender
Nam/nữ độ tuổi từ 23-35 tuổi
Kinh nghiệm tốt trong lĩnh vực Bartender/ Pha chế Cafe, có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong các thương hiệu caffe lớn.
Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh
Có khả năng huấn luyện nhân viên

4. Nhóm nhân viên: Phục vụ/ Thu ngân/ Barista/ Bartender
Nam/Nữ từ 18 - 30 tuổi, ngoại hình khá, nhanh nhẹn, vui vẻ
Có thể làm việc bán thời gian toàn thời gian.
Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm việc tương đương tại các tiệm cafe lớn

Chế độ đầy đủ. Lương hấp dẫn theo năng lực.

Hồ sơ gồm: CV, bảng điểm hoặc Văn bằng
Gửi về email: trinh.tt@mesa.vn
Hoặc: P.HCNS Mesa Group 202 Lý Chính Thắng, Phường 9, Quận 3, Tp. HCM
Điện thoại: Ms Trinh 0928 703 103  


Posted by nhatban at 16:27Comments(0)Việc làm

2014/06/26

Mua hàng Nhật bản online

・Dạo này lướt web thấy nhiều trang bán quần áo, giày dép, túi xách…ghi là Hàng Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ…không còn ghi hàng Quảng Châu như mấy năm trước nữa. Chắc do tâm lý sợ hàng TQ cho nên các shop ghi hàng các nước khác hoặc do VN thích xài hàng của Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ…vì có tiếng an toàn?!!



・Nói thiệt, mình cũng không tin các hàng bán online là hàng đúng chất lượng và xuất xứ như thông tin của shop. Hàng Thái, Hàn quốc thì mình không rõ, cũng tùy giá mà có thể lẫn hàng TQ. Vì những nước đó đều có khu bán đồ giá rẻ thậm chí chỉ có 1USD, 2USD/ 1 piece. Thậm chí ở Singapore còn có 1 khu bán hàng Fake Trung Quốc nữa. Mình không bàn đến hàng HQ, TL nữa…chuyển qua Hàng Nhật bản

・Đã từng có thời gian sống tại Nhật Bản, và cũng từng làm việc cho xưởng may của Nhật, nên cũng hơi hiểu chút ít về hàng may mặc Nhật Bản, mình chia sẻ một số tips cho các bạn thích use hàng Nhật như sau:

★ Hàng Nhật cũng có hàng gia công ở TQ, và VN…nhưng khi được gia công ở đâu thì sẽ ghi là sản phẩm nước đó, chứ không ghi hoàn toàn là Made in Japan.

VD:
・ một thương hiệu Nhật, gia công hàng ở VN thì trên sản phẩm sẽ ghi là ベトナム製 or Made in VN (thường là ghi chữ nhật ít khi ghi tiếng anh lắm)
・ Trung Quốc thì sẽ ghi là 中国製
・ Hàn Quốc: 韓国製
・ Còn hàng JP chính gốc sẽ là 日本製 (thường người Nhật chuộng hàng này…dĩ nhiên giá sẽ khác)

★ Tuy nhiên, nếu bạn mua được hàng Nhật mà gia công tại các nước khác ngoài Nhật thì bạn hãy yên tâm vì từ vải, nguyên phụ liệu, thậm chí cái mác, cái cúc, chỉ may cũng do chính công ty đó gửi từ Nhật sang hoặc yêu cầu.

★ Ngoài đường vắt vổ thì hàng Nhật sẽ có đường may (không chỉ riêng gì hàng Nhật, mà đường may nói lên hàng đó là hàng chất lượng) (đường may sẽ cách đường vắt sổ tiêu chuẩn là 2cm) → hàng chợ, hay hàng trong shop thì bạn chỉ thấy quần áo được ráp với nhau bằng đường vắt sổ chập, nếu áo, quần chật thì chỉ có nước đem tặng cho người ốm hơn thôi.

★ Nhãn mác rất quan trọng trong hàng Nhật cho nên ngoài nhãn hiệu, còn có nhãn giặt và có thể có những nhãn khác.


Nhãn giặt

★ Giá thành

・Công đoạn gia công quần áo của Nhật rất phức tạp, gửi nguyên vật liệu cho nơi gia công ⇒ may mẫu ⇒ gửi mẫu ⇒ chỉnh sửa ⇒ tiến hàng sản xuất…với những công đoạn như vậy nên giá thành không hề rẻ.

・VD: thương hiệu thân thuộc với mọi người đã sống ở Nhật bản đó là Uniqlo – thương hiệu cho mọi tầng lớp trong xã hội (giống giống như Blue, hay Ninomax bên mình), một cái áo của Uniqlo thường được bán ra ít nhất 1000 ¥ (cỡ 230k)

・Cứ thử tính: nếu lấy hàng JP về cho dù mua đợt sale thì cũng phải bán trên 300K/ 1 cái mới có lời → hàng trên mạng thì đa phần không phải là hàng JP…nếu muốn mua đúng hàng bạn nên xem kỹ trước khi mua.

★ Nếu shop nói hàng xuất khẩu thì mọi người cũng cẩn thận. Hàng Nhật may rất kỹ, trước khi xuất hàng đều kiểm hàng rất kỹ, nếu có lỗi cái đó không được xuất, và có khi phải đền bù, cho nên các xưởng rất ít khi để hàng mắc lỗi, và nếu đem cái áo đó ra bán rẻ cũng không bù lại lỗ được.
  


Posted by nhatban at 10:57Comments(0)Đời sống

2014/06/23

Bài học từ doanh nhân Nhật

Bài học không nên bỏ qua từ doanh nhân Nhật

Người Nhật lại là những người câu nệ một cách cứng nhắc trong những hợp tác làm ăn. Làm việc với người nước ngoài, họ đặc biệt nghiêm khắc và luôn đề phòng. Nhưng bạn hãy để ý, đằng sau công việc ấy là những nụ cười rất thoải mái, thân thiện của người Nhât. Đó lại chính là một trong những phong tục, lễ nghi từ văn hóa và truyền thống Nhật. Và đó phải chăng cũng là một trong những nền tảng dẫn đến thành công của người Nhật?

Dưới đây là 6 điều có thể gọi là những “bí quyết” mà bạn có thể học được từ văn hóa kinh doanh của người Nhật.

1. Tôn trọng chính thẻ card kinh doanh của mình



Một cuộc gặp gỡ, người Nhật bao giờ cũng bắt đầu bằng việc trao đổi card kinh doanh với kiểu cách trịnh trọng cao. Lễ nghi được gọi là “meishi kokan”. Khi nhận card, người kinh doanh nhận bằng hai tay rồi đọc nó rất cẩn thận, đọc lại những thông tin được in trên card rất to, và sau đó đặt nó vào trong chiếc hộp chuyên để card hoặc đặt nó trên bàn ngay trước mặt của anh ta, sử dụng nó trong cuộc chuyện trò khi cần. Người kinh doanh không bao giờ cất luôn card vào túi. Đó được coi như một điều không tôn trọng người khác.

Bạn học được gì? Việc trao đổi card là một cách chúng ra biểu lộ sự quan trọng trong việc làm ăn kinh doanh. Nó cho chúng ta thấy được giá trị của cuộc gặp, và bạn cũng sẽ nhận được giá trị của nó trong tương lai.

Bạn nên thích nghi thế nào? Nếu ở Bắc Mỹ, trông bạn sẽ thật ngốc nghếch, thậm chí là sẽ bị chế nhạo nếu như bạn thực hiện đầy đủ nghi thức như vậy. Tuy nhiên, khi bạn nhận được card, tức là bạn sẽ nhận được nhiều thông tin quan trọng từ nó. Bạn sẽ không cảm thấy đó là một điều không cần thiết nếu như bạn nhớ được rằng, tên người cần liên lạc thật giá trị. Bạn sẽ bị coi là thật thô lỗ, thiếu tôn trọng người khác nếu “quẳng” ngay chiếc card của họ vào chiếc túi rối đóng “xoẹt” lại.

2. Học tập từ những người đi trước


Trong những cuộc gặp gỡ của người Nhật, họ luôn trực tiếp đưa ý kiến của mình tới người có cấp bậc cao nhất để giải trình dự định chứ không phải vì mục đích tăng sự chú ý của xếp với anh ta. Khi cúi chào, theo lễ phép chào hỏi của người Nhật, càng với người lớn tuổi, thâm niên lâu năm hơn, bạn càng phải cúi chào thấp hơn.

Bạn học được gì? Văn hóa kinh doanh của người Nhật luôn coi trọng giá trị của những người đi trước vì sự hiểu biết, từng trải và cả những kinh nghiệm đáng quí mà họ cung cấp cho công ty. Dù bạn có ở thang bậc nghề nghiệp cùng nhau, nhưng những người tuổi lớn hơn bạn vẫn luôn quan trọng hơn bạn.

Bạn nên thích nghi thế nào? Học tập từ những người đi trước, hay những người trên bạn trong cùng một tập thể, môi trường làm việc. Nếu như bạn không bằng lòng với người quản lý, hãy thẳng thắn góp ý với riêng cá nhân đó, và không bao giờ đòi hỏi quyền thế của ông ấy trước đám đông. Hiểu biết sẽ giúp con người tiến bộ lên những bậc cao hơn bởi những kỹ năng và kinh nghiệm mà chúng ta tích lũy được.

3. Nâng cao tinh thần bằng những khẩu hiệu

Rất nhiều doanh nghiệp của Nhật bắt đầu ngày làm việc của họ với một buổi sáng tập hợp tăng cao tinh thần hăng hái làm việc, nơi những công nhân thường xếp hàng và đồng hô khẩu hiệu của công ty. Đó là một cách gây cảm hứng hăng hái, tạo động lực và tạo lòng trung thành trong công việc. Và điều này cũng giúp cho mục tiêu của công ty luôn được giữ vững trong tâm trí của mỗi người.

Bạn học được gì? Bề ngoài của lễ nghi này xem ra có vẻ giống một sự truyền bá tôn giáo, nhưng đó lại chính là những lời cổ vũ tinh thần trong công việc đối với người Nhật. Một cuộc tập hợp vào buổi sáng hàng ngày sẽ thay cho lời nhắc nhở một chiến lược, mục tiêu lâu dài của công ty, những lời có thể gây ra sự mơ hồ nếu cứ nhắc nhở từng cá nhân như một nghiệm vụ bắt buộc hàng ngày.

Bạn nên thích nghi thế nào? Hãy nhắc nhở bản thân mỗi khi bạn đặt mình ngồi xuống ghế rằng mục tiêu công việc của bạn là gì. Hãy định lại trong đầu một mục tiêu lâu dài cho chính bạn, hãy nhận thức sự cần thiết sẽ đạt được của một tập nhóm cùng làm việc. Hãy liệt kê những khẩu hiệu bằng tay do chính bạn làm ra và sử dụng chúng khi bạn cảm thấy nản chí hay thiếu tự tin.

4. Khuôn mặt nghiêm khắc

Ngoại trừ những dịp làm cho người người Nhật thả sức cười, những nhân viên Nhật thường không diễn tả cảm xúc vui đùa trên khuôn mặt thay vào đó là một khuôn mặt khiêm khắc. Đặc biệt trong các cuộc họp, họ nói nhỏ, giọng nói rất thận trọng, và thường nhắm mắt khi chú ý gần tới người nói. Thói quen này với người nước ngoài thể hiện dấu hiệu của sự khó chịu.

Bạn học được gì? Người Nhật hầu hết đều có những sự kính trọng trong tín ngưỡng ngay cả ở những nơi làm việc. Sự hài hước hiếm khi được vận dụng, ngoại trừ những câu nói đùa trong những giờ nghỉ. Rất khó có khó những sự động chạm cơ thể giữa những đồng nghiệp.

Bạn nên thích nghi thế nào? Với chúng ta, dường như những nơi làm việc quá nghi thức như vậy dường như thật khó chịu và quá ngột ngạt. Bạn không muốn biến nơi làm việc thành những mảnh đất thiêng liêng, nhưng không có lý do nào để biến nó thành những nơi giống như nhà dành cho những người bạn. Vẻ chuyên nghiệp và tư cách cá nhân sẽ làm tăng sự kính trọng công việc, và vì thế cũng sẽ tăng sức sản xuất trong doanh nghiệp.

5. Làm hết mình, chơi hết mình

Sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt nhoài, những nhà kinh doanh của Nhật đều sẵn sàng “xả hơi” cho mình tới các quán bar sau những giờ làm việc. Nếu nơi bạn làm việc quá cứng nhắc hoặc lễ nghi, thì những người kinh doanh Nhật sẽ ghé tới để giải thoát tinh cách hà khắc mang từ công ty về. Một sở thích được ưa chuộng là tới các quán bar karaoke, nơi mọi người có thể thả sức hát tới tận nửa đêm thậm trí tới lúc giọng không còn để mà hát. Bên cạnh các địa điểm vui chơi giải trí để cân bằng với công việc, các câu lạc bộ khiêu vũ, hộp đêm còn là nơi những người cộng sự,đồng nghiệp chia sẻ thông tin, kí kết giao kèo để tăng cường mối quan hệ gắn bó lẫn nhau.

Bạn học được gì? Một điều quan trọng là không để công việc chi phối quá nhiều cuộc sống của bạn. Thời gian rỗi là một phần quan trọng trong ngày của bạn. Nó giúp bạn giải tỏa đi sự căng thẳng và là thời gian yên tĩnh để bạn xua đi những lo âu.

Bạn thích nghi thế nào? Hãy quên đi công việc trong một khoảng thời gian nhỏ dù chỉ là một lúc, thậm chí khi bạn đang ở cùng đồng nghiệp. Tận hưởng những giờ phút hạnh phút và tham dự những buổi tiệc tùng của công ty. Giao lưu cùng cả bạn bè bên ngoài công ty, cùng các hoạt động xã hội sẽ giúp bạn trở nên tự nhiên, giảm tính cứng nhắc.

6. Mối quan hệ được đặt lên hàng đầu

Giao thiệp rất quan trọng với người Nhật, nó thường được đề cập đến đầu tiên với mỗi mối quan hệ mới. Đặc điểm chung của những nhà kinh doanh Nhật là khả năng thích ứng cao trong các cuộc đàm phán. Và đặc biệt khả năng diễn thuyết của họ rất tốt nên dễ chiến thiện cảm của đối tác, thành công dành được hợp đồng cũng chiếm tỷ lệ cao. Làm quen, giao tiếp với những người có thanh thế, địa vị là khía cạnh mà người Nhật rất quan tâm để có thêm nhiều cơ hội làm ăn mới.

Bạn học được gì? Hoàn thành bài phát biểu đầy trọng lượng sẽ mang lại cho bạn sự tin cậy và khả năng thành công lớn. Người Nhật cảm thấy nghĩa vụ của họ là phải trung thành với những hợp đồng đã ký, ngay cả sau khi ký kết, họ vẫn tôn trọng đối tác của mình.

Bạn thích nghi thế nào? Chúng ta thường gọi đó là sự phô trương thanh thế bằng cách tự nhận là quen biết những nhân vật nổi danh, nhưng đây lại không được xem như là một thói quen đáng trọng. Bạn không muốn bị gọi là người khoác lác, nhưng thực tế đó lại là một điều quan trọng khi chúng ta ở trong một tổ chức. Xây dựng cầu nối mọi nơi, bạn sẽ nâng giá trị của mình lên. Một ngày bạn chỉ nhắc tới những thành công và bạn sẽ nhanh chóng đạt được giấc mơ trong sự nghiệp.

Mỗi nền văn hóa khác nhau lại hé mở cho chúng ta những điều, những bí quyết thành công riêng sẵn có trong mảnh đất tự nhiên của họ. Cũng giống như vị của loại thức ăn lạ sẽ mang lại cảm giác thích thú, thêm nữa, những yếu tố của trong cuộc sống công việc của người nước ngoài mà bạn gom nhặt được khiến tầm nhìn của bạn thêm mở rộng và phong phú. Áp dụng những bí quyết của người Nhật sẽ khiến bạn nổi bật tại nơi mà bạn làm việc đấy.

Sưu tầm

  


Posted by nhatban at 12:54Comments(0)Việc làm

2014/06/19

Bản lĩnh văn hóa dân tộc Nhật

Vì sao cảnh cướp bóc không xảy ra trong thảm họa ở Nhật? Ngay cả chen lấn cũng không có ?

Từng làm cả thế giới phải trầm trồ thán phục về cuộc “Minh Trị duy tân” hay những bước tiến thần kỳ kể từ sau Thế chiến thứ 2, giờ đây Nhật Bản lại khiến người ta ngạc nhiên về tính kỷ luật phi thường, bất chấp cảnh tượng kinh hoàng do động đất và sóng thần.


Tài sản cá nhân được tôn trọng ngay khi thảm họa đang thảm khốc

Trước tiên là thảm họa xảy ra, sau đó là hôi của - một diễn biến đã trở nên quá quen thuộc trong những thảm họa gần đây. Trong trận lụt ở phía tây nước Anh năm 2007, những kẻ hôi của đã đập vỡ cửa kính của những xe hơi bị bỏ lại và cướp giật những chai nước uống cứu trợ.

Tại New Orleans năm 2005, Chính phủ Mỹ đã phải đưa quân đội tới để giải quyết cảnh hỗn loạn trong thành phố - các vụ đọ súng, cướp của diễn ra thường xuyên đến độ người ta đã không cho những người tình nguyện đến hỗ trợ vì quá nguy hiểm.

Còn ở Haiti, cho đến bây giờ người ta vẫn còn ghi nhận các vụ hãm hiếp và cướp bóc tại những khu vực đổ nát mà chính phủ chưa thể dọn dẹp, một năm sau khi động đất xảy ra.

Thế nhưng tại Nhật Bản, không có ai bất chợt “để mắt” đến những đống đổ nát dù tình hình thật sự tuyệt vọng.

Tại tỉnh Miyagi - một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của trận động đất, người dân đang trải qua cảnh thiếu thốn lương thực và nước uống.

“Đường ống gas và nước đã ngừng hoạt động ở Miyagi và thành phố Sendai. Ở vài nơi thì điện cũng không có - một nhân viên cứu hộ nói với RIA Novosti - nhưng không có cảnh hoảng loạn trên đường phố và cửa hàng”.

CNN ghi lại cảnh người dân đứng xếp hàng trật tự bên ngoài những cửa hàng không còn cửa chính cũng như cửa sổ do bị trận động đất tàn phá.


Người Nhật xếp hàng mua dầu hỏa

Tại một cửa hàng khác đã tan hoang vì động đất, người ta thấy một máy ATM và nhiều thùng lương thực bên trong vẫn còn nguyên vẹn, mặc dù xung quanh không có ai bảo vệ.

Không hề có tình trạng đầu cơ - các siêu thị giảm giá và các chủ máy bán nước tự động phát không nước uống cho mọi người - tất cả cùng đoàn kết để tồn tại, tờ Telegraph ghi nhận.

“Hiện tượng” này đang gây ngạc nhiên khắp thế giới. Nhà phân tích Ed West đặt câu hỏi trên tờ Telegraph: “Tại sao không có hôi của ở Nhật Bản?”. Trang web tìm kiếm Google cho thấy có 2.770.000 người đã đặt ra vấn đề tương tự như ông West.

“Tinh thần đoàn kết của người Nhật thật mạnh mẽ. Sức mạnh của xã hội Nhật Bản có lẽ gây ấn tượng còn hơn cả sức mạnh công nghệ của họ” - ông Ed West viết trên tờ Telegraph.

Còn tổng biên tập báo Bangkok Post Pichai Chuensuksawadi đã phải thốt lên: "Chẳng phải đã bao nhiêu lần chúng ta thấy cảnh hôi của, cướp giật và bạo lực sau một thảm họa thiên nhiên đó sao?".

Tinh thần tập thể cao độ

“Hôi của đơn giản là không xảy ra ở Nhật Bản. Tôi thậm chí còn không chắc rằng trong ngôn ngữ Nhật Bản có một từ để mô tả chính xác hành động này” - Gregory Pflugfelder, giáo sư nghiên cứu văn hóa Nhật Bản tại Đại học Columbia (Mỹ), nhận định.

Giáo sư Pflugfelder, người có mặt tại Nhật Bản vào thời điểm xảy ra thảm họa, kể với CNN về những dòng người xếp hàng trật tự tại các ga tàu điện đã đóng cửa trong nhiều giờ do thảm họa. Hiện tượng này có cội rễ từ nền văn hóa Nhật Bản, theo ông Pflugfelder, bởi mỗi người Nhật Bản đều cảm thấy mình có trách nhiệm trước hết là đối với xã hội. Nền tảng văn hóa Nhật, theo ông, được xoay quanh một tinh thần cộng đồng cao độ, “có vẻ như được phát huy còn tốt hơn ngay cả khi có thảm họa”.

“Người Nhật tuân thủ nghiêm ngặt mệnh lệnh của cộng đồng và nhóm, bởi họ coi đó là cách duy nhất để cân bằng nhu cầu của cá nhân” - ông Pflugfelder phân tích.

Mặt khác, CNN dẫn lời ông Pflugfelder, “Trật tự xã hội và kỷ luật đã được tập thành thói quen ngay trong cuộc sống bình thường, nên người Nhật Bản không thấy trở ngại tiếp tục thói quen này khi có thảm họa xảy ra”.

Merry White, giáo sư nhân chủng học tại Đại học Boston (Mỹ), nói hôi của xuất phát từ sự phân hóa xã hội và khoảng cách giàu nghèo. Xã hội Nhật Bản không phải là không có hiện tượng đó, tuy nhiên “bạo lực và giành giật từ tay người khác đơn giản là không được chấp nhận trong văn hóa Nhật”.

Tôn giáo

Đa số người Nhật theo Thần đạo và Phật giáo, và theo như giáo sư John Nelson thuộc Đại học San Francisco, người Nhật sử dụng tôn giáo để đối mặt với các tình huống khác nhau trong cuộc sống.

“Khi gặp sự việc tính cực thì người Nhật tìm đến các nghi thức của Thần đạo, nhưng khi gặp tai họa hay thảm kịch thì họ hướng về Phật giáo”, theo ông Nelson.

Khác với nhiều tôn giáo khác, Phật giáo và Thần đạo của người Nhật không quá tập trung vào nguyên nhân xảy ra thảm họa mà chỉ dạy cách ứng xử của người dân trước thảm họa.

“Đối với người Nhật, quan trọng nhất là phản ứng một cách tích cực và kiên trì mỗi khi đối mặt với khó khăn, điều đó phản ánh qua tôn giáo của họ” - giáo sư Bocking thuộc Đại học Cork nói với CNN.  


Posted by nhatban at 10:28Comments(0)Đời sống

2014/06/18

Cách tiếp khách tại công ty JP

Sau khi được nhận và làm việc tại công ty Nhật, những nhân viên trong công ty sẽ được hướng dẫn những kỹ năng cơ bản để trở thành người nhân viên chính của công ty. Những kỹ năng cơ bản nhưng cũng rất quan trọng trong công ty bao gồm:



1. Hướng dẫn khách:
1.1. Lên xuống cầu thang:

Khi lên cầu thang khách hàng sẽ bước lên trước, nhân viên phải đi phía sau. Nhưng ngược lại, khi xuống cầu thang nhân viên phải bước xuống trước, khách hàng đi phía sau.



1.2. Trong hành lang:

Phải đi trước khách, cách một đoạn nhưng phải so le với khách, không đi ngay trước mặt khách, tránh che tầm nhìn của khách. Thêm vào đó, thỉnh thoảng ngoái lại phía sau xác nhận, xem bước đi của khách để điều chỉnh nhịp độ cho phù hợp.



Khi đến chỗ quẹo của hành lanh nhân viên phải dừng lại và quay lại phía sau và thưa với khách 「こちらに参ります。」( xin đi hướng này ạ), đồng thời dùng hai tay mời khách theo hướng phải quẹo.



2. Cách mở cửa phòng cho khách:

Dùng tay trái mở cửa, đồng thời nói với khách một cách nhã nhặn 「どうぞ」(Xin mời (ông/bà) vào ). Và sau khi khách bước vào phòng, dùng tay phải đóng cửa lại.
Khi khách về thì dùng tay trái mở cửa và đứng giữ cửa cho đến khi khách ra khỏi phòng mới đóng cửa lại.



3. Cách mời trà:

- Sau khi gõ cửa, lịch sự nói「失礼いたします」(tôi xin phép) mới bước vào phòng.
- Nhẹ nhàng đặt khay đựng tách trà phía dưới chân bàn (trường hợp bàn thấp kiểu Nhật).



- Dùng cả hai tay để nâng chén (tách) trà.
- Nhỏ nhẹ nói với khách「どうぞ」(xin mời), đồng thời dùng tay phải nâng tách trà. Điều quan trọng là phải quay mặt có hoa văn về phía khách (trường hợp không dùng tay phải được thì dùng tay trái cầm tách trà cũng được nhưng phải nói 「こちらから失礼します」- xin thứ lỗi).



- Úp ngược khay đựng trà và ôm trước ngực, một cách nhẹ nhàng đi lui ra ngoài, đồng thời gật đầu cúi chào và nói「失礼いたしました」.
- Nếu câu chuyện kéo dài, phải pha thêm trà mới và mang ra thay cho phần trà cũ đã vơi đi.
- Sau khi tiễn khách ra về, không quên quay trở lại phòng khách để dọn dẹp chén tách.  


Posted by nhatban at 11:05Comments(0)Văn hóa

2014/06/17

Money & Honesty

Cách kiếm tiền nhanh nhất: làm ăn chân thật



Việc các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chọn bán hàng cho một người khách để lấy 5 đồng thay vì bán cho mười người để lấy của mỗi người một đồng, không phải là một lựa chọn khó hiểu. Nhưng họ sẽ dần nhận ra rằng lối ăn xổi, bóc ngắn cắn dài đó không phải là cách kiếm tiền hiệu quả nhất.
Người Việt mất hàng tỷ USD vì 'trà chanh, chém gió'

Chân thật sinh lời. Trong cuốn "Võ sĩ đạo: Linh hồn của nước Nhật", khi nói đến thói làm ăn tráo trở của lái buôn Nhật bị người châu Âu chỉ trích vào thời đấy, Inazo Nitobe có viết "Vào tháng 11 năm 1880, Bismarck có gửi một thông tri đến các lãnh sự Đức ở nước ngoài, cảnh báo họ về "một sự thật đáng quan ngại về tình trạng các hàng hóa trên các tàu buôn của nước Đức không được tin cậy cả về chất lượng lẫn số lượng".

Ngày nay (những năm 1900), chúng ta hầu như không nghe thấy ai than phiền về sự bất cẩn hay tín trí trá của người Đức trong nghề buôn. Trong vòng 20 năm, lái buôn nước Đức học được rằng là nói cho cùng thì làm ăn chân thật là cách kiếm lời nhanh nhất.

Giờ đây, lái buôn của chúng tôi (nước Nhật), đã lĩnh hội được điều đó. Khi một đất nước mở cửa cho nền kinh tế thị trường, thì việc xuất hiện một bộ phận những người muốn kiếm lời trong ngắn hạn bằng thói gian dối, biển lận là dễ hiểu. Dẫu rằng ở những nước nổi tiếng kỷ luật bậc nhất thế giới như Đức hay Nhật cũng vậy.

Thế nhưng người ta học được rất nhanh rằng đến cuối cùng thì uy tín mới là mặt hàng kiếm lời nhanh nhất, vậy nên đến tận ngày nay, hàng hóa Đức hay Nhật Bản vẫn nổi tiếng vì chất lượng của mình. Một bài học nghe có vẻ đơn giản, nhưng phải mất hàng chục năm để một quốc gia thấm được tinh thần ấy.

Cách đây 3, 4 năm tôi có nói chuyện với một doanh nhân đã lăn lộn gần 20 năm buôn bán làm ăn với Nhật, Hàn, Trung. Anh ấy nói "Cái điểm khác biệt giữa làm ăn với người Nhật và người Hàn là: Khi làm ăn với người Nhật thì họ sẽ lôi hết tất cả xấu tốt ra đặt trước mặt mình, rồi bảo: “Đấy, mày làm thì làm không làm thì nghỉ”. Còn làm với người Hàn thì họ sẽ chỉ nói điểm tốt mà không đề cập đến điểm xấu.

Một người bạn Mỹ của tôi đã từng sống nhiều năm ở cả Nhật Bản và Hàn Quốc có nhận xét: "Cả ở Nhật lẫn ở Hàn, họ đều học "như trâu", nhưng điểm khác biệt là trong giờ kiểm tra, nếu có thể quay cóp mà chắc chắn không bị phát hiện thì người Hàn sẽ làm, còn người Nhật thì không".

Hàn Quốc bắt đầu kinh tế thị trường từ đầu những năm 1960, có thể còn có yếu tố văn hóa ảnh hưởng ở đây, nhưng cho dù chậm hơn Nhật thì với những công ty lớn của họ đang vươn ra toàn cầu, tôi cho rằng họ đã ít nhiều nhận ra rằng thành thật trong kinh doanh không chỉ là vấn đề về đạo đức mà còn về cả lợi nhuận.

Mấy năm nay đọc báo, thấy dư luận trong nước càng ngày càng ca thán về tình trạng chặt chém, lừa đảo khách hàng. Nước ta đi theo kinh tế thị trường chậm hơn người khác cả trăm năm, mà quá trình học hỏi cũng chậm hơn, thì không cách nào đuổi kịp người ta.

Việc các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chọn bán hàng cho một người khách để lấy 5 đồng thay vì bán cho mười người để lấy của mỗi người một đồng, không phải là một lựa chọn khó hiểu. Nhưng cũng như ở những nước khác, họ sẽ dần dần nhận ra rằng lối ăn xổi, bóc ngắn cắn dài đó không phải là cách kiếm tiền hiệu quả nhất.

Đã có một bộ phận doanh nghiệp Việt Nam nhận ra điều này, nhưng ở trong một môi trường mà số đông chạy theo lợi nhuận ngắn hạn, họ bị thiệt thòi cả về uy tín chung lẫn về lợi nhuận.

Sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ học được bài học mà người Đức hay người Nhật đã học được cách đây hơn 120 năm: "Honesty is the best policy" - "Thật thà là cách làm việc tốt nhất". Nhưng học được càng muộn thì cái giá phải trả càng đắt và bài học càng đớn đau.  


Posted by nhatban at 10:21Comments(0)Đời sống

2014/06/16

Fact



Cẩn thận khi sử dụng nha  


Posted by nhatban at 12:58Comments(0)Fact

2014/06/16

Thế giới khâm phục Nhật Bản

Bất chấp những cảnh tượng kinh hoàng do động đất và sóng thần, nước Nhật sẽ bước ra khỏi cuộc khủng hoảng với uy tín lớn mạnh hơn bởi sự kiên cường của người Nhật đang được cả thế giới ca ngợi.



- Người Nhật kiên cường

- Khủng hoảng hạt nhân xảy ra như thế nào

- Nóng chảy hạt nhân là gì?

Truyền hình và báo chí khắp thế giới ngày ngày đưa hình ảnh những con sóng khổng lồ cuốn phăng nhà cửa và ô tô tàu thủy như những món đồ chơi nhỏ, hình ảnh những người sống sót thất thần trước cảnh hoang tàn.

Loạt tin và phóng sự cũng cho thấy một nước Nhật Bản khác - người Nhật bình tĩnh và kiên trì đi tìm những người thân hay trật tự chờ đợi đến lượt được nhận nhu yếu phẩm. Không hề có dấu hiệu cướp bóc hay bạo lực.

Vô số blog tiếng Anh trên thế giới mô tả những người Nhật là "khắc kỷ", và tự đặt câu hỏi nếu thảm họa như vậy xảy ra ở các nước phương Tây thì không hiểu mức độ thảm cảnh sẽ lên đến đâu.

Giáo sư đại học Havard Joseph Nye nhận xét rằng thảm họa này có thể khiến "quyền lực mềm" của nước Nhật tăng lên. Quyền lực mềm là thuật ngữ ông dùng để mô tả cách mà các quốc gia đạt được mục tiêu của mình bằng cách khiến nước khác ngưỡng mộ.

"Cho dù thảm họa này là to lớn, nó cho thấy một số nét tính cánh tuyệt vời của người Nhật, và sẽ giúp cho quyền lực mềm của họ", Nye viết.

"Họ cho thấy một xã hội ổn định, kỷ luật tốt và được chuẩn bị sẵn sàng cho những thảm họa, một quốc gia hiện đại. Họ đối phó với thảm họa một cách bình tĩnh và trật tự", ông bình luận.

Nhật Bản, một quốc gia với nền hòa bình được quy định trong hiến pháp, vốn từ lâu sử dụng viện trợ như một trong các chính sách đối ngoại quan trọng, nhiều khả năng sẽ phải xem xét lại các ngân khoản một khi họ bước vào giai đoạn tái tiết sau động đất, sóng thần.

Mỗi khi có thảm họa thiên nhiên, hầu như quốc gia nào cũng đều nhận được sự cảm thông và viện trợ từ cộng đồng quốc tế, nhưng hiếm khi nào được sự khâm phục và tăng uy tín như Nhật Bản.

Một số chuyên gia nhận định rằng kinh tế Nhật có thể thoát khỏi giai đoạn trì trệ sau thiên tai. "Còn quá sớm để đưa ra bất kỳ dự đoán nào. Nhưng tôi nghĩ, cho đến nay, có vẻ như người Nhật đã thể hiện sự kiên cường trong khủng hoảng. Tôi cho là sẽ có nhiều điều để nói trong những ngày tới, tuần tới, về Nhật Bản", Nicholas Szechenyi, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Mỹ, nhận xét.

Báo chí thế giới cũng tràn ngập những lời ca ngợi dành cho người Nhật và công tác chuẩn bị đối phó thiên tai của nước này. Tờ National Post của Canada bình luận rằng tầm nhìn xa của Nhật Bản đã cứu "hàng chục nghìn mạng sống".

"Không như Haiti (2010), Pakistan (2005) hay Tứ Xuyên (2008), số người chết không lên cao vô lý như ở những nơi mà các tòa nhà to tướng đổ sập ngay lập tức lên đầu những người trú ngụ bên trong", báo này viết.

Tờ The Wall Street Journal trong phần xã luận viết: "Sau trận động đất kinh hoàng 300 năm mới có một lần, người Nhật đã giữ được bình tĩnh giữa tình trạng loạn lạc, thực hiện nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn khổng lồ, và nhận được sự ngưỡng mộ của cả thế giới".

Vài cảm nhận về tính cách con người Nhật trong ứng sử với cuộc sống

Chồng tôi là kĩ sư IT đang làm việc tại Nhật Bản. Sau một thời gian làm việc tại Việt Nam, tôi đã theo chồng qua Nhật sống, tuy chỉ mới sống trên đất nước này một thời gian ngắn nhưng tôi đã cảm nhận được tất cả các đức tính tốt mà ít có dân tộc nào có được.

Tôi viết những dòng này chỉ để bạn đọc tại đất nước mình đọc để hiểu hơn về con người Nhật cũng như chia sẻ với những khó khăn mà đất nước họ đang gánh chịu. Từ Việt Nam qua tôi còn mang trong mình những suy nghĩ và cư sử của người Việt, nên phải một khoảng thời gian sau tôi mới phần nào thích ghi với suy nghĩ và cách sống của Đất nước này. Các bạn biết không? Đại đa số người Nhật rất văn minh trong cư xử và lịch sự trong giao tiếp, và bây giời khi tai họa xấy ra tôi lại thấy trong họ sự can đảm, bình tĩnh đến lạ lùng để đối phó với khó khăn. Ở họ tập trung những đức tính tốt mà khi chúng ta tiếp xúc đáng để học tập và trân trọng.

Đức tính đầu tiên mà chúng ta đáng trân trọng đó là người Nhật không bao giờ xả rác tùm lum ra đường, ở những nơi công cộng như đường đi, nhà ga... đều có các thùng để họ có thể vứt rác. Đường xá lúc nào cũng sạch bóng hiếm khi nào bạn thấy rác bị xả ra đường. Rác sinh hoạt trong gia đình thì được họ phân ra theo từng loại như rác cháy được, rác không cháy được và rác tái chế được. Ứng với mỗi loại rác là những ngày đổ khác nhau. Theo đó người dân cứ tuân theo lịch đổ rác từng ngày và mang rác bỏ vào những nơi quy định sẽ có nhân viên thu gom rác đến mang đi .

Một đức tính đáng trân trọng mà không đất nước nào có được đó là người Nhật cư xử rất lịch sự. Người Nhật làm bất cứ việc gì cũng sếp hàng theo trật tự, dù là mua hàng, lên tầu, xe, hay đi vào quán ăn... trong tất cả các hoạt động sinh hoạt thì họ đều làm việc theo thứ tự trước sau. Không ai bảo ai họ cứ thực hiện theo trật tự ai đến trước thì sếp hàng trước, ai đến sau thì sếp hàng sau, không một ai chen lấn xô đẩy hay cãi lộn. Ngay cả hôm xẩy ra động đất hệ thống tầu điện ngừng chạy, phương tiện đi lại duy nhất là taxi. Không cần đến lực lượng công an đứng ra dẹp trật tự, nhưng hàng ngàn con người nối đuôi nhau sếp hàng để đón taxi. Đêm hôm lạnh buốt, họ cứ nối đuôi nhau sếp hàng không hề thấy sự xô đẩy chen lấn, điều này chắc khó có được trong cư sử của một dân tộc khác. Nếu ở một dân tộc khác tôi giám chắc rằng trong tình huống nguy cấp vì mong muốn về nhà để xem tin tức người thân, phần vì cả ngàn người nối đuôi nhau sếp hàng trong các ga tàu, phần vì giá buốt của mùa đông chắc chắn họ đã chen lấn xô đẩy để tranh giành nhau theo kiểu mạnh ai người đó thoát rồi.

Điều mà ta trân trọng trong cách cư sử của người Nhật nữa là họ rất thật thà và chân thật, nếu bạn đi trên tàu điện, hay xe bus, hay những chỗ đông người thì ta không phải đề phòng nạn móc túi như ở các nước khác. Chẳng may nếu có vô tình bạn để quên ví tiền, hay mọi đồ vật gì đó thì họ sẽ tìm cách liên hệ trao lại cho bạn nguyên vẹn bằng mọi hình thức có thể.

Người Nhật còn có tính tự lập rất cao. Ngay từ bé họ đã được giáo dục về tính tự lập từ rất sớm, ngay từ khi học lớp 1 các em bé Nhật đã tự mình đi học bằng tầu điện mà không cần sự dẫn dắt của người lớn, khi lên tuổi 18 phần đa họ đã dọn ra sống riêng với gia đình và bắt đầu kiếm tiền để trang trải học hành. Chính những điều ấy tạo ra chọ họ luôn chủ động bản lãnh trong mọi trường hợp

Không chỉ dừng lại ở đó đức tính tốt của con người Nhật lại được thể hiện trong lúc khó khăn, họ rất bình tĩnh và can đảm. Điều đó thể hiện rõ nhất trong trận động đất mới nhất ngày 11/3 vừa qua. Mới đầu tôi nghĩ vì họ sống ở vùng có nhiều động đất nên mới có được tính bình tĩnh và can đảm như vậy nhưng tôi đã nhầm, bởi ở các nước hàng năm vẫn có nhiều thảm họa như bão lụt, nạn giẫm đạp, động đất, sóng thần. Trong những tình huống như vậy họ đâu bình tĩnh và vẫn chen lấn xô đẩy làm tình hình thêm phúc tạp, nhưng người Nhật thì không.

Lúc trận động đất xẩy ra tôi đang làm việc tại công ty. Vì công ty tôi làm theo dây chuyền dưới xưởng sản xuất, nên vị chí thoát hiểm ra ngoài cũng khó khăn hơn. Công ty tôi làm tập hợp mọi người ở các nước ở châu Á, trong đó có Người Việt, người Trung Quốc, người Philipin, người Braxin, người Hàn Quốc. Trong đó Người Nhật chiếm nhiều nhất, khi động đất xẩy ta tất cả chúng tôi không được báo trước. Cả xưởng sản xuất chao đảo rung lắc, đồ đạc trong xưởng đổ ngổn ngang, bọn tôi rất sợ hãi hoang mang, có rất nhiều người đã khóc và la hét vì sợ hãi, nhưng riêng người Nhật thì không một ai có hành động như vậy.

Bây giờ nghĩ lại tôi thấy sao họ bình tĩnh như vậy, trong lúc tất cả bọn tôi sợ hãi không biết làm thế nào và nghĩ có lẽ nhà sắp sập thì họ đã bình tĩnh nói cùng họ chui xuống ngầm bàn tránh nạn, khi thấy tình thế không hề tốt hơn, họ đã hướng dẫn chúng tôi cùng chạy ra ngoài bãi đất trống theo lối thoát hiểm. Đó là những đức tính đáng trân trọng mà chúng ta đã cảm nhận được khi sống ở đây, và có lẽ ai đã từng sinh sống học tập và làm việc tại Nhật chắc chắn cũng có những cảm nhận như tôi. Chúng ta nghĩ rằng nếu đất nước mình cũng có được phần nào những tính cách tốt như vậy thì có lẽ đất nước sẽ phát triển hơn rất nhiều.

Bây giờ sau khi động đất qua đi, hậu quả của nó thật nặng nề, trên khắp các phương tiện truyền hình của Nhật đều đưa những hình ảnh về hậu quả của cơn sóng thần, nhìn những hình ảnh tang thương mà người Nhật gánh chịu tôi không cầm được nước mắt. Chúng ta hy vọng hậu quả sẽ nhanh chóng được khắc phụng và bình an sẽ nhanh đến với họ.  


Posted by nhatban at 11:33Comments(0)Đời sống

2014/06/14

Nhật Bản – đất nước vĩ đại.

Ngày 11/3/2011, đã xảy ra một vụ nổ trong một toà nhà gần lò phản ứng số 1 tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima. Nhà máy điện nguyên tử Fukushima có hai tổ hợp: Fukushima Daiichi (Fukushima 1) và Fukushima Daini (Fukushima 2), gồm tất cả 6 lò phản ứng, và là một trong 25 nhà máy điện nguyên tử lớn nhất thế giới. Nhà mà được thiết kế chịu được động đất 7.9 độ Richter. Trận động đất kinh hoàng giáng xuống Nhật Bản một ngày trước đó có sức mạnh tại tâm động đất (cách bờ 126 km) 9 độ Richter, vượt hơn 30 lần sức chịu đựng theo thiết kế nhà máy. Vào đến bờ, sức mạnh của động đất còn khoảng 6.5 – 7 độ Richter. Vụ nổ đã làm toàn bộ phần tường bao bọc phía trên toà nhà đó vỡ tung, chỉ còn trơ ra cái khung sắt. Nhưng lò phản ứng số 1 không bị hư hại và phóng xạ thoát ra không lớn. Thực tế ngay sau vụ nổ người ta đo thấy các nguyên tố phóng xạ giảm đi so với trước vụ nổ, và mật độ phóng xạ không tăng lên. Hiện thời mức độ phơi nhiễm phóng xạ lên một người trong một ngày bên ngoài nhà máy bằng mức độ phơi nhiễm cực đại mà không ảnh hưởng tới sức khoẻ một người có thể chịu trong một năm. Khoảng 200,000 người dân được sơ tán ra ngoài vùng bán kính 20 km quanh Fukushima 1 và Fukushima 2.



Tuy lõi các lò phản ứng không (chưa) chảy (hoặc có thể mới chỉ bị chảy một phần) nhưng người ta chưa làm nguội được chúng nên tất cả vẫn đang ở trong tình trạng nguy hiểm. Người ta đã bơm nước biển rồi nước ngọt vào để làm nguội lò phản ứng số 1 và số 3 nhằm cứu lõi lò khỏi bị nóng chảy. Đó là biện pháp cuối cùng và có lẽ sẽ làm hai lò này ngừng hoạt động vĩnh viễn, miễn là thảm hoạ hạt nhân đừng xảy ra. Nước Nhật đã ban bố tình trạng hạt nhân khẩn cấp. Từ 14/3/2011, điện bị cắt luân phiên trên toàn quốc.

Động đất đã làm 3000 người chết và mất tích. Con số này đang tiếp tục tăng lên, có thể tới trên 10 ngàn người. Trả lời họp báo, thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan cho rằng động đất, sóng thần, và sự cố ở nhà máy điện hạt nhân đã đẩy Nhật Bản vào tình trạng khủng hoảng tồi tệ nhất trong 65 năm kể từ sau Đệ nhị thế chiến.

Vé máy bay từ Nhật về Việt Nam đã bán hết sạch. Người Việt đang bỏ nước Nhật chạy. Còn người Nhật thì vẫn kiên cường chịu đựng. Họ chạy đâu nữa? Họ rất bình thản. Các cửa hiệu tại Tokyo vẫn bán hàng. Thức ăn, đồ dùng vẫn đầy ắp. Người bán hàng vẫn lễ phép cúi rạp người chào khách. Người tính tiền vẫn quay mặt đi không nhìn lúc khách hàng bấm mật mã sau khi quẹt thẻ tín dụng để trả tiền. Xem trên TV thấy một cụ già được quân lính cõng ra khỏi khu nhà đổ nát, vẫn mỉm cười trả lời phóng viên. Mấy phụ nữ nhận cơm nắm người ta phát trong căn nhà mất điện tối om, vẫn cúi lạy cảm ơn dưới ánh đèn pin. Cũng thấy có người khóc (cụ già và trẻ con). Toàn bộ nội các Nhật Bản làm việc hầu như 24/24 từ thứ Sáu. Tất cả, từ thủ tướng, chánh văn phòng chính phủ, các bộ trưởng đều vận đồng phục bảo hộ lao động màu xanh nước biển khi xuất hiện trên truyền hình. Các nữ phát thanh viên ngày thường vốn đã xinh đẹp, bây giờ trông lại các tao nhã hơn bởi vẻ mặt nghiêm trang, áo ngoài đen màu áo tang, áo lót trắng, đọc tin rõ ràng, giọng không hề xúc động.

Một đất nước mà người dân thực sự bình thản, lịch sự, giữ phẩm cách, rất trật tự, tử tế với nhau trong thảm hoạ có thể so với ngày tận thế là một đất nước thực sự vĩ đại.  


Posted by nhatban at 10:41Comments(0)Đời sống

2014/06/13

Kinh doanh với người Nhật

Luôn giữ chữ tín, cẩn thận trong mọi công việc đó chính là những điều bạn cần phải thực hiện khi hợp tác kinh doanh với người Nhật. Trong cuộc sống cũng như trong công việc kinh doanh, người Nhật rất hay chú trọng và để ý tới từng chi tiết nhỏ. Chính vì vậy, khi người Việt Nam kinh doanh với người Nhật cần phải chú ý không để bị trầy xước hàng hóa- tránh làm ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của mình.



Là một nước có nền kinh tế phát triển, nhu cầu mua hàng cũng như sử dụng hàng hóa của người Nhật cũng tăng cao. Các doanh nghiệp khi làm việc với các công ty của Nhật cần chú ý những điều sau:

1. Đặc điểm nổi bật khi làm việc với người Nhật Bản là giữ chữ tín, giữ lời hứa dù là những việc nhỏ nhất. Đặc biệt, họ coi trọng ấn tượng trong buổi gặp mặt đầu tiên hay trong đợt giao dịch đầu tiên. Điều này có nghĩa khi các doanh nghiệp VN không thực hiện được lời hứa, thì việc đầu tiên là phải xin lỗi, cho dù vì bất kỳ lý do gì. Việc giải thích lý do phải được thực hiện hết sức khéo léo và vào những thời điểm phù hợp.

2. Trao đổi thông tin, đàm phán rất lâu và kỹ, làm việc rất máy móc. Cho dù là công ty thương mại đơn thuần, trong đại đa số trường hợp, khách hàng Nhật Bản vẫn yêu cầu đối tác làm ăn đưa đến tận nơi sản xuất để tận mắt chứng kiến tổ chức, năng lực sản xuất của bạn hay của đối tác sản xuất hàng cho bạn. Nhưng khi bắt đầu vào giao dịch chính thức thì các công ty Nhật Bản lại nổi tiếng là ổn định và trung thành với bạn hàng.

3. Thời gian đặt hàng thử, số lượng nhỏ kéo dài rất lâu. Nhiều khi, sau vài đơn hàng đầu tiên với số lượng ít, doanh nghiệp phía VN không đủ kiên trì để tiếp tục nên đã không nhiệt tình trong giao tiếp kinh doanh, dẫn đến mất khách hàng tốt trong tương lai.

4. Việc tham gia hội chợ thương mại tại Nhật Bản là rất quan trọng, nó không chỉ giúp tìm kiếm khách hàng mới mà còn khẳng định tính thường xuyên, ổn định trong kinh doanh với khách hàng cũ.

5. Khi giới thiệu hay bán hàng tại gian trưng bày, người phụ trách bán hàng không được ăn, uống trước mặt khách hàng, cho dù phía trước gian hàng chỉ thấy có khách đi qua, lại. Phải luôn đứng, tươi cười mời chào khách với thái độ thật niềm nở và cám ơn cho dù khách đó chỉ nhìn và gian hàng của ta rồi lại đi luôn.

6. Người Nhật rất coi trọng chuyện gặp mặt trước khi bàn bạc hợp tác và rất chu đáo trong việc chăm sóc khách hàng.

7. Văn hóa trao danh thiếp: Nhật Bản là một trong những nước hay sử dụng danh thiếp nhất thế giới. Việc không có hay hết danh thiếp khi giao dịch không bao giờ để lại ấn tượng tốt với khách hàng.
8. Trực công ty: Người Nhật sẽ cảm thấy rất bất ổn về đối tác khi họ gọi điện đến công ty mà không thấy có người trả lời máy điện thoại hoặc trả lời không đúng mực….

Để tạo ra một thương hiệu bền chặt với người Nhật thì các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như các bạn đang có ý định kinh doanh với người Nhật hãy chú ý những điều trên để thuận lợi trong buôn bán, kinh doanh nhé.


  


Posted by nhatban at 12:32Comments(0)Đầu tư

2014/06/12

Triển lãm nghệ thuật thủy sinh

Cá vàng, với những chiếc đuôi dài tựa như những chiếc nét bút mỏng manh được tô điểm trong nước, trông như những tác phẩm nghệ thuật tí hon. Tuy nhiên, khi đặt chúng vào những chiếc bể có những hình dáng độc đáo và khán giả cảm nhận được vẻ đẹp nghệ thuật thực sự của nó. Khách tới thăm sẽ có thể trải nghiệm chiêm ngưỡng những tác phẩm này chỉ có tại Triển lãm nghệ thuật thủy sinh ECO EDCO Nihonbashi 2014.

Triển lãm nghệ thuật đặc biệt này có gần 5.000 chú cá vàng được thả trong bể bao gồm cả thiết bị đèn LED, ánh sáng máy chiếu, giai điệu âm nhạc và mùi hương, cho phép khách tới tham dự trải nghiệm được “cái tinh tế” khiến khán giả cảm thấy thư thái và cảm nhận “vẻ đẹp Nhật Bản” bằng ngũ giác quan của mình.

Bức ảnh quảng cáo Triển lãm nghệ thuật thủy sinh hứa hẹn chương trình biểu diễn kỳ ảo:



Triển lãm năm nay, được tổ chức bởi Hidetomo Kimura, người lấy nguồn cảm hứng từ Thời kỳ Edo, và “nét đẹp tinh tế của chú cá vàng”. Cũng có triển lãm nghệ thuật thủy sinh dự kiến được biểu diễn vào khung giờ đặc biệt muộn vào buổi tối. Dưới đây là hình ảnh triển lãm sẽ trưng bày:











riển lãm nghệ thuật thủy sinh Nihonbashi sẽ mở cửa từ ngày 11/07/2014 đến ngày 23/09/2014 tại Hội trường Nihonbashi Mitsui. Đừng bỏ lỡ cơ hội để ngắm nhìn nghệ thuật sống ngay giữa lòng thủ đô Tokyo.

Triển lãm nghệ thuật thủy sinh Nihonbashi
Thời gian mở cửa: 11/07/2014-23/09/2014
Khung giờ: Triển lãm nghệ thuật thủy sinh (11:00-9:00), Chương trình buổi tối (19:00-23:30)
Phí vào cửa: Người lớn (1.000 JPY ~ 210.000 VNĐ), Trẻ em (600 JPY ~ 126.000 VNĐ), Trẻ em dưới 3 tuổi (miễn phí vào cửa)
Địa điểm: Hội trường Nihonbashi Mitsui, Tokyo

Dưới đây là video quay lại hình ảnh triển lãm nghệ thuật năm ngoái:



ionovietnam.com
Theo Rocketnews24.com  


Posted by nhatban at 11:07Comments(0)Event

2014/06/11

SUY NGHĨ CỦA NGƯỜI NHẬT

SUY NGHĨ CỦA NGƯỜI NHẬT VỀ NGƯỜI VIỆT NAM



Một kỹ sư Nhật làm ở Việt Nam, khi về nước ông ấy không ngại ngần nói với người công nhân Việt Nam: “Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ. Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung” Rồi viên kỹ sư minh hoạ: “Một cái vít chúng tôi phải mang từ Nhật sang giá 40.000đ mà rơi xuống đất thì công nhân Việt Nam các anh thản nhiên dẫm lên hoặc đá lăn đi mất vì nó không phải của các anh. Nhưng các anh đánh rơi điếu thuốc lá đang hút dở giá 1.000đ thì các anh sẵn sàng nhặt lên và hút tiếp cho dù nó bị bẩn chỉ vì nó là của các anh. Hay như cuộn cáp điện chúng tôi nhập về giá 5tr/m, nhưng các anh cắt trộm bán được có vài trăm nghìn/m. Tất cả những việc làm đó mang lại chút lợi lộc cho các anh nhưng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp vì chúng tôi phải nhập bổ sung hoăc nhập thừa so với cần thiết”.

Còn lái xe của viên kỹ sư đó thì được nghe ông ấy tặng quà có giá trị và được nghe ông ấy “tâm sự” như sau: “Tôi rất cảm ơn anh lái xe an toàn cho tôi suốt 5 năm qua. Vì anh là người bảo đảm mạng sống của tôi nên anh làm gì tôi cũng chiều nhưng anh đừng tưởng anh làm gì sai mà tôi không biết. Anh đưa đón tôi ra sân bay quãng đường chỉ hơn 30km anh khai là hơn 100km tôi cũng ký, anh khai tăng việc mua xăng, thay dầu tôi cũng ký là vì tôi cần anh vui vẻ lái xe để tôi được an toàn. Nhưng anh và các công nhân Việt Nam đừng tưởng là các anh vặt được người Nhật. Các anh nên biết rằng lẽ ra chúng tôi có thể trả lương cao hơn hoặc tăng lương nhiều hơn cho các anh. Nhưng đáng phải tăng lương cho các anh 500.000 thì chúng tôi chỉ tăng 200.000. Còn 300.000 chúng tôi phải giữ lại để chi trả bù đắp cho những trò vụn vặt hay phá hoại của các anh. Cuối cùng là tự các anh hại các anh thôi. Còn chúng tôi cũng chỉ là lấy của người Việt cho người Việt chứ chúng tôi không mất gì cả”.  


Posted by nhatban at 10:50Comments(0)Việc làm

2014/06/10

Chính phủ Nhật làm du lịch

Cách Chính phủ Nhật làm du lịch

Nếu bạn nghĩ các mạng xã hội cường điệu hóa và các bình luận là vô dụng và vịt nghe sấm, thì hãy thay đổi suy nghĩ. Khi Nhật Bản đang nỗ lực hết sức để thu hút khách du lịch tới, Tổng cục Du lịch Nhật Bản đang tiến hành một cuộc thăm dò các ‘tweet’ cập nhật thường xuyên trên Twitter nhằm mục tiêu thiết lập các chương trình và chiến lược khuyến khích khách du lịch tới thăm vương quốc mặt trời mọc nhiều hơn.



Các ‘tweet’ được cập nhật bởi các du khách viết về các điểm tham quan, công ty du lịch và dịch vụ du lịch Nhật Bản, bất kể là các đánh giá nhận xét khen hay chê đều được phân tích kỹ lưỡng bởi một công ty xử lý dữ liệu. Kết quả điều tra sẽ được Tổng cục Du lịch Nhật Bản nhằm mục tiêu tăng cường quảng bá khuyến mại các công ty du lịch hoặc cải thiện các dịch vụ du lịch nhằm thu hút nhiều du khách hơn. Không chỉ có vậy, Tổng cục Du lịch Nhật Bản đã bắt đầu tiến hành phân tích dữ liệu GPS (hệ thống định vị toàn cầu) thu thập từ các du khách trong nước để kiểm tra những điểm tham quan mới. Một viên chức Tổng cục Du lịch phát ngôn “Tận dụng tối đa mạng xã hội Twitter mở ra nhiều cơ hội hơn bởi vì Twitter cho phép kiểm tra PR hiệu quả tới đâu, tìm kiếm nhiều điểm tham quan mới mẻ và hấp dẫn. Việc phát triển du lịch hiệu quả hơn nếu chính phủ kết hợp và tận dụng thông tin trên Twitter với dữ liệu GPS.”

Tổng cục Du lịch sử dụng chiến lược này nhằm chuẩn bị cho Thế vận hội mùa hè sắp diễn ra năm 2020 tại Tokyo. Chính phủ kỳ vọng lượng lớn du khách tới Nhật, và mong rằng phát huy tối đa để thúc đẩy nền kinh tế quốc gia nhân sự kiện lớn.

ionovietnam.com
Theo japandailypress.com  


Posted by nhatban at 16:11Comments(0)Đời sống

2014/06/05

bạn thích điều gì ở nước Nhật

Bạn thích điều gì ở nước Nhật

  


Posted by nhatban at 10:59Comments(0)Fact